-
Vai trò của nghề Luật sư trong sự phát triển của nền kinh tế – xã hội
Trả lời?
Trong một nền tư pháp dân chủ, khi mà các giá trị quyền con người được tôn vinh và là đích đến của toàn bộ hệ thống tư pháp thì hoạt động của nghề Luật sư với sứ mệnh bảo vệ công lý, công bằng xã hội, được coi là một đại lượng để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp, là một tất yếu cho sự phát triển của Đất nước trong dòng chảy của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ ra rằng nghề Luật sư ở nước ta đang có những cơ hội phát triển đầy thuận lợi “Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình”.
Những năm gần đây, pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư cũng như các hoạt động lập pháp trong lĩnh vực này đã đạt được những thành quả tích cực mà biểu hiện sinh động là việc ban hành Luật Luật sư 2006 thay thế Pháp lệnh Luật sư 2001 (trước đó nữa là Pháp lệnh tổ chức Luật sư 1987), tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được quan tâm một cách thấu đáo hơn nữa trong thực tiễn cải cách tư pháp nói chung và vấn đề pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư nói riêng.Tại Điều 2 Luật Luật sư 2006: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”. Và Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư”.
Theo đó, Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhà nước trước Tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.
Nghề luật sư không giống như những ngành nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề Luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư. Về tính chất, hoạt động nghề nghiệp của luật sư bao gồm ba tính chất: trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.
Xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, nó đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm chất chung là Chân, Thiện, Mỹ, luật sư còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội.
Kế thừa quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư quy định người muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. Quy định này nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp của nghề luật sư, phòng ngừa tình trạng những người không có đủ tiêu chuẩn, điều kiện vẫn thực hiện dịch vụ pháp lý như luật sư, góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức và xã hội, tăng cường quản lý về hành nghề luật sư.
Có thể thấy rằng sau khi Pháp lệnh luật sư năm 2001 và đặc biệt sau khi Luật Luật sư 2006 được ban hành, hoạt động hành nghề luật sư có những bước chuyển biến rõ rệt. Theo quy định của Pháp lệnh luật sư thì dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Luật Luật sư đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư với việc quy định luật sư được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng. Có thể nói trên cơ sở những quy định ngày càng thông thoáng hơn của pháp luật cộng với sự nỗ lực của các luật sư, dịch vụ pháp lý của luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.
Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay. Trong thời gian qua, các luật sư đã tham gia giải quyết hàng trăm nghìn vụ án. Vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã có những bước phát triển về chất. Xuất phát từ việc pháp luật tố tụng đang từng bước được hoàn thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự. Đặc biệt sau khi Nghị Quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã nêu rõ: “Khi xét xử, các toà án …việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa… Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia cào quá trình tố tụng …”, thì vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã được nâng lên một bước. Nhiều cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát đã tạo điểu kiện cho luật sư tham gia vào quá trình tố tụng được thuận lợi hơn. Ý kiến của luật sư tại phiên toà đã được cơ quan công tố quan tâm và coi trọng. Việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tư vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của luật sư, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh. Các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại. Trong lĩnh vực tư vấn về pháp luật dân sự thì tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, các luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài…
Ngoài ra, các luật sư cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách. Việc tham gia vào hoạt động này không chỉ thực hiện một cam kết mang tính chất nghĩa vụ của luật sư đối với xã hội mà còn góp phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý. Trong thời gian qua, các luật sư đã tham gia trợ giúp pháp lý cho hàng chục nghìn vụ việc, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người thuộc diện chính sách.
Ở Việt Nam hiện nay, nghề luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của doanh nghiệp, người dân thì vai trò của luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của luật sư. Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của luật sư Việt Nam.
Để góp phần tạo nên một nét văn hóa riêng của nghề luật sư, mỗi luật sư phải có nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và phong cách văn hóa nói riêng của nghề luật sư. Muốn làm được điều này, những người trong nghề luật sư phải thực sự yêu nghề nghiệp mình đã chọn lựa. Mỗi luật sư ai cũng có trách nghiệm phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với nghề luật sư. Trong các giải pháp hoàn thiện lực lượng bổ trợ tư pháp, việc đào tạo nghề luật sư cần được chú trọng, quan tâm hơn, cũng như nên bố trí thêm thời gian, nội dung để các học viên học về đạo đức và văn hóa của nghề nghiệp luật sư. Từ đó mới hình thành một đội ngũ luật sư thật sự có đạo đức, văn hóa và tài giỏi, đương đầu với những vi phạm, tranh chấp tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
-
Quy trình bổ sung hồ sơ thông báo ứng dụng
Trả lời?
Bước 1: Đăng nhập hệ thống
– Xem thêm tại mục “Quy trình thông báo ứng dụng”.
Bước 2: Lựa chọn bộ hồ sơ cần bổ sung
– Xem thêm tại mục “Quy trình thông báo ứng dụng”.
bộ thông thương
Thương nhân, tổ chức, cá nhân lựa chọn những ứng dụng có trạng thái “ứng dụng cần bổ sung thông tin.”Bước 3: bố ung yêu cầu
– Xem thêm tại mục “Quy trình thông báo ứng dụng”.
-
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
Trả lời?
Giống như tất cả các lĩnh vực khác của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đề cập tới việc bảo hộ các sản phẩm của trí tuệ của con người, Tuy nhiên, không phải sản phẩm trí tuệ nào của con người cũng được bảo hộ quyền tác giả. Để hiểu rõ hơn những sản phẩm nào sẽ thuộc đối tượng được bảo hộ quyến tác giả thì bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Thứ nhất, về phạm vi bảo hộ, phạm vi quyền tác giả là bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Các tác phẩm này bao gồm tác phẩm văn học, âm nhạc, các tác phẩm mỹ thuật như hội họa, điêu khắc, các tác phẩm dựa trên công nghệ như chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu điện tử.
Thứ hai, về tính sáng tạo của tác phẩm. Tác phẩm phải mang tính sáng tạo trí tuệ và tính nguyên gốc. Tức là, tác phẩm phải là hoạt động sáng tạo trí tuệ trực tiếp của tác giả, phải được tạo ra lần đầu tiên bởi tác giả và không sao chép từ các tác phẩm của người khác.
Thứ ba, pháp luật chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng sáng tạo, không bảo hộ ý tưởng sáng tạo. Do vậy, ý tưởng sáng tạo muốn được bảo hộ thì phải được bộc lộ và chứa đựng dưới phương tiện và hình thức nhất định.